4 Bước cho việc tái khởi động tính sáng tạo nhiếp ảnh – Dưới đây là bốn bước cho việc tái khởi động tính sáng tạo, sự khao khát của bạn để chụp được nhiều ảnh hơn nữa với vài bài luyện tập đơn giản có độ dài 15 phút.
4 Bước cho việc tái khởi động tính sáng tạo nhiếp ảnh
Tôi hiểu mà, bạn vừa mới làm việc cả ngày và nó rất mệt mỏi, căng thẳng. Có thể phải chăm con và nấu bữa tối nữa, dẫn chó đi dạo hay phải tham dự một bữa tối cùng gia đình. Có tất cả nhiều lý do tại sao bạn không có thời gian hay năng lượng để cầm máy ảnh lên và chụp.
Khi chúng ta không muốn làm thứ gì đó, chúng ta thường tập trung vào tất cả những lý do tại sao nó quá khó – tốn rất nhiều thời gian để lái xe tới đâu đó, ánh sáng tệ, trời thì mưa, hết pin và vân vân. Thật quá dễ để tự kể với bản thân chúng ta một câu chuyện cho phép mình lảng tránh làm một việc gì đó, đặc biệt khi không có bất cứ hậu quả chính yếu nào. Đừng thức dậy sớm vào buổi sáng và bỏ lỡ cảnh bình minh đẹp mắt ư? Cuộc sống vẫn tiếp diễn thôi.
Nhưng bạn để máy ảnh của mình trong chiếc cặp bám bụi càng lâu thì càng dễ để bạn không đụng tới nó lần nữa . Hàng tháng hay thậm chí hàng năm trôi qua. Có thể bây giờ bạn đang nghĩ về nó và sau đó bạn cảm thấy một chút tội lỗi hay buồn nhẹ.
Thật ra, có tin tốt đây. Với một ít nỗ lực, bạn có thể thực hiện những bước khởi động lại tính sáng tạo và sự hăng hái của mình dành cho nhiếp ảnh một lần nữa.
Bốn bước đơn giản
Như vậy dưới đây là bốn bước như tôi đã hứa.
Bước 1 – CHUẨN BỊ
Hãy lấy thiết bị của bạn ra, lau sạch nó và sạc đầy pin. Kiểm tra xem chúng có còn hoạt động không. Xóa sạch các thẻ nhớ.
Hãy làm mọi thứ bạn cần làm để giúp thiết bị của bạn đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất, để bạn có thể xách nó theo và chụp. Mẹo ở đây là để xóa bỏ rào cản tâm lý ngăn bạn chụp ảnh. Nếu thiết bị đã được chuẩn bị sẵn sàng thì không còn gì có thể cản trở bạn nữa.
Bước 2 – GẮN KẾT
Hãy làm đơn giản thôi và tìm vài không gian trong nhà nơi bạn có thể chụp ảnh. Hãy làm việc với những vật thể bạn có gần đó. Đặt chúng lại tạo thành một studio still life nhỏ, có thể sử dụng ánh sáng cửa sổ hay đèn flash, bất cứ thứ gì bạn có xung quanh đó.
Bằng cách thực hiện trong phạm vi ngôi nhà của bạn và với những cái bạn đã có trong tầm tay, điều này sẽ xóa bỏ rào cản tâm lý về việc phải ra ngoài, cần phải bỏ nhiều thời gian hay phải tiêu nhiều tiền. Việc tạo ra một studio still life nhỏ không cần nhiều thứ lắm, một hậu cảnh trung tính và một bề mặt cứng, một chút ánh sáng và bóng tối là xong rồi đấy.
Việc sắp xếp mọi thứ dễ dàng và nhanh chóng lại với nhau (có thể một cặp giấy bìa các-tông trắng hay tấm nhựa PVC foam) mà bạn có thể dễ dàng tích trữ sẽ giảm bớt sự cản trở khi chụp một bức ảnh. Thậm chí còn tốt hơn nữa nếu bạn có thể hoãn việc set up trong vài ngày trong khi thực hiện dự án này.
Bước 3 – HÃY DÀNH RA 15 PHÚT
Không ai có đủ thời gian trong một ngày cả, luôn luôn có nhiều thứ phải làm, nhiều nơi để đến, đòi hỏi về mặt thời gian của bạn. Tuy nhiên, đối với bài luyện tập này, tôi thách bạn ghi ra những việc phải làm mỗi ngày trong một tuần. Khi bạn đi làm về, thay vì ngồi trước TV, hay chôn vùi bản thân trong mạng xã hội hay bất cứ thứ gì bạn làm để thư giãn, hãy lên lịch hẹn với máy ảnh của mình nhé.
Nếu bạn đã hoàn thành bước 1 và 2 thì bạn đã có mọi thứ bạn cần nhưng phần khó nhất là bước 3. Hãy cho phép bản thân dành ra 15 phút trong ngày để chụp ảnh. Khoảng thời gian này đủ lâu để có thể tạo ra những bức ảnh nhưng không quá lâu để cản trở công việc hàng ngày của bạn quá nhiều. Hãy cùng đối mặt với nói nào, trong lúc bạn pha cà phê và thưởng thức nó thì nhiêu đó cũng tốn khoảng thời gian như thế rồi.
Điều thực sự quan trọng là – NÓ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI HOÀN HẢO! Thực tế, nó sẽ thực sự khó khăn trong vài ngày đầu tiên. Điểm nhấn của bài luyện tập này là để bạn có thể cầm máy ảnh của mình một lần nữa, và để bắt bạn chụp một thứ gì đó, bất cứ thứ gì.
Bước 4 – KIÊN TRÌ
Nếu bạn đã theo nhiếp ảnh được một thời gian, bạn có thể sẽ thấy điều này khá khó. Việc chụp ảnh still life cũng không phải dễ dàng cho tất cả mọi người nhưng nó là một sự kết hợp đơn giản nhất của nhiều nhân tố để giúp bạn khởi đầu. Có thể bạn quyết định chụp cùng một vật theo nhiều cách khác nhau hay sử dụng ánh sáng khác nhau. Điều đó không quan trọng. Không ai khác cần xem những tấm ảnh này bao giờ cả, bạn chỉ việc chụp thôi.
Có thể bạn quyết định chụp tất cả những loại dụng cụ dao kéo và gia dụng khác nhau trong nhà. Ví dụ bạn có thể chụp cận cảnh nhãn hiệu của những chai rượu. Có thể bạn cũng có vài trái trứng trắng như phau và một trái bị đốm. Hoặc có thể bạn làm một tô kem lạnh và đổ sốt chocolate lên nó.
Con chó hoặc mèo của bạn đang ngủ dưới ánh mặt trời và bạn hãy chụp cận cảnh mũi hay bàn chân của chúng. Có thể những đứa trẻ của bạn đang xây dựng một thứ gì đó ngẫu nhiên với Lego. Có thể có vài bông hoa trong vườn hay những viên đá được tìm thấy trên đường đi bộ. Nếu bạn có một ống kính hay setting macro thì bạn có thể thử nghiệm với những thứ gần và trừu tượng. Bạn có thể thử đi dạo quanh một tòa nhà hoặc tới một công viên.
Dù cho bạn chụp gì cũng không quan trọng miễn là bạn dành thời gian để hướng máy ảnh vào nó và dành thời gian để thực hiện nó mỗi ngày trong tuần – 7 ngày.
Bằng việc thiếp lập cho bản thân một mục tiêu có thể đạt được và một giới hạn hợp lí, bạn sẽ dễ dàng đánh lừa bộ não hơn bằng cách nói “Ổn thôi, chúng ta có thể làm được việc này” thay vì nghĩ rằng, “Ôi! Việc này khó quá”.
Tổng kết
Mấu chốt của bài luyện tập này rất đơn giản, hãy cầm chiếc máy ảnh của bạn lên và đắm chìm trong sở thích chụp ảnh một lần nữa. Quan trọng hơn, nó cũng giúp vượt qua rào cản tâm lý bạn đặt ra khi bạn nghĩ một thứ gì đó quá khó hay sẽ tốn nhiều thời gian. Việc này đặt ra một vài cấu trúc và sẽ giúp bạn dễ dàng phân định một khoảng thời gian nhỏ mỗi ngày để chụp hình, và không quan tâm đến kết quả. Việc bạn chụp hình mới là quan trọng hơn cả.
Không có vấn đề gì nếu bạn làm theo hướng dẫn ở đây hoặc bạn có thể làm theo một cách hoàn toàn khác, miễn là bạn dành thời gian mỗi ngày một chút và cam kết sẽ cầm máy ảnh lên và chụp.
Có lẽ nó sẽ giúp bạn chia sẻ tiến trình của mình với một người bạn hoặc thông qua mạng xã hội. Bạn có thể chọn đặt ra một mục tiêu post một tấm ảnh mỗi ngày trong một tuần cho những người bạn của bạn biết để khi bạn có lỡ một ngày họ có thể giúp bạn có trách nhiệm với cam kết của mình.
Dù bạn làm thế nào, theo bất cứ cách nào thì hãy xem qua những bước này, và giữ cho bản thân ở trạng thái sẵn sàng nhất có thể. Hãy tạo ra một cam kết trong tâm trí bạn “chỉ 15 phút” và xem chuyện gì xảy ra…Tôi cá rằng bạn sẽ dành ra nhiều thời gian hơn và thấy vui hơn bạn nghĩ đấy.
Một khi bạn vượt qua quán tính chỉ ngồi trên ghế sofa thì sự thách thức và niềm vui của việc tạo ra một bố cục trong một khung hình thời gian nhỏ bắt đầu xuất hiện lần nữa.
Vài năm trước đây tôi đã tham gia một khóa học 21 ngày sáng tạo, nó thiết kế những bước để xóa bỏ sự xao nhãng trong cuộc sống của chúng ta, chuẩn bị cả không gian vật chất và tinh thần cho chúng ta, dọn sạch “mạng nhện” và biến việc sáng tạo thành niềm vui và thứ dễ dàng thực hiện, hơn là một việc vặt vẵn. Những bài luyện tập “15 phút mỗi ngày” là bước giá trị nhất tôi rút ra từ khóa học. Tôi chụp ảnh mỗi ngày trong một tháng, cũng như sau tuần đầu tiên tôi thích các thử thách nhiều đến nỗi khó mà rời bỏ nó được. Ngoài ra, bonus của việc tạo ra những hình ảnh thực sự đẹp và vui đã được tôi nhắc đến trong bài viết này.
Một khi bạn đã chuẩn bị xong từ dụng cụ cho tới không gian thì thứ còn lại bạn phải là là cầm máy ảnh của bạn lên và chụp ảnh. Chỉ 15 phút thôi.
Tiếp tục đi! Hãy thử xem, tôi thách bạn đấy.