Mua ảnh Shutterstock sử dụng có vi phạm bản quyền không ? Đây là câu hỏi mà tất cả chúng ta, những người làm việc về đồ họa, video, website đều phải đau đầu suy nghĩ khi mua hình ảnh trên Shutterstock để sử dụng. Giải đáp cho vấn đề này, Kho Stock mời các bạn cùng tìm hiểu bên dưới.

Mua ảnh Shutterstock sử dụng có vi phạm bản quyền không ?

Ai cũng biết, Shutterstock là một trong những trang cung cấp ảnh có bản quyền lớn và thông dụng nhất đối với giới creative Việt Nam. Hầu như ai cũng biết đến Shutterstock khi tìm kiếm hình ảnh phục vụ cho công việc của mình.

Tuy nhiên, chúng ta đang có một sự mặc định (hiểu lầm) lớn là với hành động mua về này, chúng ta có toàn quyền đối với bức ảnh. Trong hầu hết trường hợp, dân creative ít khi mua ảnh về để sử dụng một cách nguyên vẹn, mà thường chỉ coi đó là nguyên liệu thô để tạo ra sản phẩm mới, hoặc ít nhất cũng chỉnh sửa màu sắc, chèn chi tiết… phục vụ nhu cầu của bản thân và cho mục đích thương mại. Trên thực tế, các hành động này tiềm ẩn nguy cơ xung đột với các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến tính nguyên vẹn của tác phẩm và việc tạo ra tác phẩm phái sinh.

Do nhu cầu công việc, gần đây mình có trao đổi với Shutterstock và được chia sẻ một số thông tin khá hữu ích. Dưới đây là tóm tắt nội dung trao đổi xoay quanh 3 vấn đề thường gặp về vấn đề bản quyền ảnh trên Shutterstock mà tất cả chúng ta cần phải lưu ý.

1. Quyền sử dụng bao gồm những gì? Tôi có quyền chỉnh sửa những bức ảnh mua về không?

, bạn được phép chỉnh sửa bức ảnh mua về.

2. Trong những trường hợp nào tôi phải chú thích nguồn & chú thích ra sao?

Bất kì hành vi sử dụng nào liên quan đến mục đích truyền thông xuất bản, thương mại hoặc các sản phẩm video đều phải chú thích rõ nguồn. Cụ thể:

  • Sử dụng trong sản phẩm truyền thông xuất bản (editorial context): Phải gắn credit dưới dạng [Tên tác giả/ Shutterstock.com]
  • Sử dụng trong sản phẩm thương mại hoặc sản xuất video: Trong giới hạn hợp lý, có thể sử dụng hình ảnh kèm theo chú thích dạng [Hình ảnh hoặc cảnh quay được sử dụng theo bản quyền cung cấp bởi Shutterstock.com]. Chú thích có thể ghi ở phần credit cuối video hoặc chân/đáy sản phẩm.

  • Khái niệm “editorial context”: “Editorial use” tức là sử dụng cho các tin bài có giá trị thông tin hoặc mang lại lợi ích cho cộng đồng, ví dụ tin tức, tài liệu, sách. Mọi visual content (nội dung trực quan) trên Shutterstock đều có thể được sử dụng cho editorial context, bất kể nó có chú thích rõ “Editorial Use Only” hay không. Tuy nhiên, nếu có chú thích “Editorial Use Only”, nghĩa là hình ảnh đó không được phép sử dụng cho mục đích thương mại.
  • Các mục đích sử dụng khác không cần phải chú thích nguồn, trừ trường hợp trong project có sử dụng những hình ảnh khác yêu cầu chú thích nguồn.
  • Chú thích phải có kích cỡ và màu sắc phù hợp để dễ dàng đọc được bằng mắt thường.

3. Nếu bức ảnh của tác giả được sử dụng như một nguyên liệu để tạo ra tác phẩm của tôi, thì bản quyền của thành phẩm cuối cùng có hoàn toàn thuộc sở hữu của tôi không?

Bạn không có quyền sở hữu hoàn toàn đối với thành phẩm cuối cùng, mà chỉ sở hữu những thành phần do bản thân tạo ra và những bản quyền liên quan.

(Chỗ này giải thích một chút: Ví dụ bạn mua hình ảnh một nhân vật A trên stock, sau đó tạo ra tác phẩm phái sinh là một bức tranh có nhân vật A ấy cùng một nhân vật B, bạn có quyền sử dụng – in ấn và bán bức tranh của mình; nhưng bị giới hạn quyền sở hữu, ví dụ không thể bán lại quyền edit bức tranh có kèm nhân vật A cho bên thứ ba, mà chỉ có thể bán quyền sở hữu/edit nhân vật B.)

Kết Luận

– Chú thích nguồn rõ ràng, nhất là nếu dùng cho editorial context/ commercial, nếu không bạn có thể bị report ngay cả khi đã mua bản quyền sử dụng.

– Bạn không có toàn quyền sở hữu hình ảnh mua về.

Cụ thể: Khi bạn mua hình ảnh trên Shutterstock, bạn có quyền chỉnh sửa, sử dụng thương mại hình ảnh đó nhưng bạn không phải là người giữ bản quyền hình ảnh đó.

Theo: idesign