Ruth Asawa – Một trong những nghệ sĩ gốc Á đã tạo được dấu ấn lớn tại nước Mỹ không chỉ về nghệ thuật mà cả giáo dục, đó chính là Ruth Asawa. Bằng tinh thần vượt lên mọi nghịch cảnh của chiến tranh và phân biệt chủng tộc, bà đã để lại nhiều tác phẩm điêu khắc bằng dây có sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.
Ruth Asawa – Cuộc đời nghệ thuật từ một nghệ sĩ đan dây đến nghệ nhân điêu khắc
Vào những năm 1950, khi còn là sinh viên, Ruth Asawa đã thực hiện một loạt các tác phẩm điêu khắc bằng dây móc mang nhiều tính trừu tượng. Bắt đầu với các thiết kế giỏ xách, bà dần khám phá các hình dạng mang tính sinh học rồi treo trên trần nhà.
Kỹ thuật đan móc dây này được bà học trong chuyến đi thực tế ở Toluca, Mexico, nơi dân làng sử dụng một kỹ thuật tương tự để làm giỏ trứng bằng cách đan dây. Mặc dù quá trình thực hiện các tác phẩm này mang tính lặp lại nhiều lần, nhưng việc lên ý tưởng rất phức tạp.
“Tôi quan tâm đến thứ này vì tính gọn gàng của đường nét, tạo ra một thứ gì đó trong không gian, bao bọc nó mà không ngăn nó đi ra ngoài, nó vẫn giữ được sự trong suốt. Tôi nhận ra rằng nếu mình tạo tác phẩm bằng cách liên kết và đan xen, thì tất cả chỉ bằng một đường nối và nó có thể đi đến bất cứ đâu.”
“Chúng tôi luôn thấy bà ấy làm nghệ thuật, đó là một phần cuộc sống hàng ngày của bà. Tôi chưa bao giờ nghĩ bà ấy làm nghệ thuật như một hoạt động riêng biệt. Thậm chí, chúng tôi không cần phải giữ im lặng để bà có thể tập trung. Không gian làm nghệ thuật của bà luôn ở trong nhà chúng tôi…” – Aiko Cuneo chia sẻ về cuộc sống hàng ngày của mẹ.
Sau chuyến thăm Mexico, giáo viên mỹ thuật của Asawa nói rằng rằng sở thích vẽ thông thường của bà đã bị thay thế bằng niềm đam mê sử dụng dây như một cách vẽ trong không gian. Các tác phẩm điêu khắc bằng dây vòng của bà khám phá mối quan hệ của nội tâm và những gì bên ngoài.
Chúng được bà mô tả là thể hiện các trạng thái vật chất khác nhau: trong và ngoài, đường nét và thể tích, quá khứ và tương lai.
Năm 1954, Asawa được mời giải thích về tác phẩm của mình cho buổi triển lãm đầu tiên tại Phòng trưng bày Peridot ở New York. Điều khiến tác phẩm của bà khác biệt với những nhà điêu khắc còn lại là sự nhẹ nhàng và trong suốt của chúng, cũng như chuyển động của chúng khi bị treo lơ lửng trên trần nhà.
Bà viết: “Một tấm lưới đan không khác gì một lá thư thời trung cổ. Một đoạn dây liên tục, tạo thành các khối bao bọc bên trong, nhưng tất cả các hình khối đều có thể nhìn thấy được (trong suốt). Cái bóng sẽ tiết lộ hình ảnh chính xác của vật thể”.
Năm 1954, Asawa được mời giải thích về tác phẩm của mình cho buổi triển lãm đầu tiên tại Phòng trưng bày Peridot ở New York. Điều khiến tác phẩm của bà khác biệt với những nhà điêu khắc còn lại là sự nhẹ nhàng và trong suốt của chúng, cũng như chuyển động của chúng khi bị treo lơ lửng trên trần nhà.
Bà viết: “Một tấm lưới đan không khác gì một lá thư thời trung cổ. Một đoạn dây liên tục, tạo thành các khối bao bọc bên trong, nhưng tất cả các hình khối đều có thể nhìn thấy được (trong suốt). Cái bóng sẽ tiết lộ hình ảnh chính xác của vật thể”.
Cũng trong những năm 1950, Asawa đã tìm kiếm biện pháp để làm sạch các tác phẩm điêu khắc bằng dây kim loại làm từ đồng thau và sắt bắt đầu bị xỉn màu hoặc oxy hóa. Một số doanh nghiệp đã bác bỏ yêu cầu này vì không đáng để họ đầu tư.
Nhưng cuối cùng bà đã tìm thấy C&M Plating Works, họ đã giúp bà thử nghiệm các phương pháp làm sạch lớp gỉ. Họ cũng giúp bà tìm ra cách để có được kết cấu và màu sắc xanh bị gỉ tương tự trên các tác phẩm điêu khắc bằng dây. Qua quá trình thử nghiệm và thất bại, họ đã đảo ngược quá trình mạ điện.
Sau khi bà tạo thành tác phẩm điêu khắc bằng dây đồng và ngâm chúng trong bể chứa hóa chất nhiều tháng, các tác phẩm xuất hiện những lớp da sần sùi, màu xanh lá cây và có kết cấu đầy màu sắc tương tự như san hô hoặc vỏ cây.
Năm 1962, Asawa bắt đầu thử nghiệm các tác phẩm điêu khắc bằng dây lấy cảm hứng từ tự nhiên, chúng ngày càng mang tính hình học và trừu tượng khi bà phát triển trong lúc làm việc. Bà mô tả những tác phẩm này bằng các thuật ngữ như “cây” và “phân nhánh”.
Bà bắt đầu làm ở phần lõi từ 200 đến 1000 dây, sau đó chia thành các nhánh bằng cách sử dụng tham khảo các hình thù có trong tự nhiên. Cũng như các tác phẩm khác, những dạng dây buộc này cho phép bà tự do khám phá “mối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách rời”.